Trước
đây, các nhà côn trùng học tin rằng, rệp sáp bông tự thụ tinh cho trứng
vì chúng là loài lưỡng tính, tức là có cơ quan sinh sản của cả giống
cái và giống đực.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu của ĐH
Oxford (Anh) mới đây phát hiện ra rằng, rệp sáp bông cái không thực sự
tự thụ tinh cho trứng của chúng mà sử dụng một mô ký sinh có từ khi vừa
sinh ra.
“Mô này đến từ tinh trùng chưa
dùng đến của bố chúng. Bố chúng tìm ra cách lén lút có thêm con bằng
việc giao phối với con cái của mình”, nhà nghiên cứu Laura Ross nói.
Rệp sáp bông
Khi mô ký sinh trở nên phổ biến trong cộng đồng rệp sáp bông cái, các con cái có xu hướng sinh con nhờ “ông bố ký sinh”, chứ không phải là với những con đực đang sống.
Về phía con cái, việc giao phối với họ
hàng gần đảm bảo rằng, chúng truyền bản sao gene của mình nhiều hơn cho
thế hệ tương lai. Tuy nhiên, các con đực ngày càng khó tìm thấy bạn tình
sẵn sàng giao phối.
Rệp sáp bông lần đầu tiên được phát hiện
vào năm 1878 (trên cây keo ở New Zealand). Loài côn trùng này sau đó
phát triển khắp thế giới và có nhiều ở cây có múi (cam, bưởi, chanh,
quýt…).