Theo hãng tin BBC, các con đực có thể đã sử dụng kỹ năng này để tránh những con cái háu đói, vốn có thể ăn thịt các đồng loại “khác phái”. Thói quen ăn thịt con đực sau khi giao phối khiến các con nhện này có cái tên nói trên.
Nhưng nghiên cứu mới cho thấy, các con đực có thể giảm thiểu rủi ro
bằng cách ngửi sợi tơ để phát hiện liệu một con cái có thuộc loại phàm
ăn và vì thế rất nguy hiểm khi giao phối với nó hay không. Đây cũng là
nghiên cứu đầu tiên cho thấy nhện có thể phát hiện “ám hiệu hóa học” từ tơ của nhau.
Nhện cái to hơn nhiều lần nhện đực - Ảnh: JC Johnson
Giáo sư James Chadwick Johnson thuộc Đại học bang Arizona (Mỹ), người
chủ trì cuộc nghiên cứu, đã tự tay cho các con nhện cái ăn để đảm bảo
rằng ông có được một nhóm nhện đã no bụng cho cuộc thử nghiệm. Một nhóm
nhện khác không được cho ăn trong nhiều tuần lễ.
Các nhà nghiên cứu đã đặt những con nhện đực vào mạng nhện của những
con cái khác nhau để xem chúng phản ứng như thế nào. Nhằm đảm bảo các
con nhện đực chỉ tiếp nhận những ám hiệu từ tơ nhện, các chuyên gia đặt
chúng vào một bọc tơ sạch, tức không còn những mảnh vụn sót lại của con
mồi trước đó được lấy từ mạng nhện của các con cái đã ăn no và cả còn
đang đói.
Giáo sư Johnson cho biết, ông và các cộng sự thậm chí tráo đổi vị trí
của các con cái để đánh lừa những con đực. Tuy nhiên, các con nhện đực,
vốn có khả năng “đánh hơi” thông qua bàn chân, đã phân biệt một cách chính xác “bạn tình”
nào an toàn khi giao phối chỉ bằng cách bò trên mạng của con nhện đó.
Các con nhện đực thực hiện điệu vũ tán tỉnh đặc trưng một cách năng động
hơn khi ở trên mạng của con cái đã ăn no.
Theo giáo sư Johnson, mục tiêu của các nghiên cứu về hành vi loài
nhện của ông là có sự hiểu biết tốt hơn về các loài động vật, bao gồm cả
nhện, cùng chia sẻ môi trường sống với con người. Nghiên cứu mới nhất
của ông đã được đăng trên chuyên san Animal Behaviour.