|
Kỳ lạ châu chấu đổi màu để gần bạn tình |
|
|
Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra loài châu chấu cực kỳ hiếm có khả năng đổi màu giống hệt như những con tắc kè. Đáng kinh ngạc là ở chỗ, loài châu chấu “tắc kè” này không đổi màu để điều chỉnh thân nhiệt như người ta nghĩ lâu này mà là để tăng thêm sự dũng mãnh để chiến đấu vì bạn tình của mình. |
|
Khi trời nóng, động vật ứng phó theo cách khác nhau. Nhiều loài có vú đổ
mồ hôi, hay bơm thêm máu vào các mao mạch dưới da để đẩy sức nóng ra
ngoài. Thậm chí, động vật bậc cao như con người tìm đến bóng râm, hay đi
uống nước đá.
Tuy nhiên, loài châu chấu “tắc kè” đực sinh sống ở Úc, có tên khoa học
Kosciuscola tristis lại chọn cách vô cùng thú vị. Da của chúng vốn có
màu tuyền sẽ chuyển thành màu lam chói lọi khi nhiệt độ môi trường mới
chỉ lên quá 10
0C.
|
Loài châu chấu "tắc kè" đổi thành màu lam để tăng sức chiến đấu bảo vệ bạn tình. Ảnh: Flick.
|
Lịch sử sinh vật học đã chứng kiến rất nhiều loài động vật chuyển màu cơ
thể khi trải qua những giai đoạn sống khác nhau, ví dụ như khi từ con
non sang trưởng thành. Song, chuyển màu cơ thể nhanh và rồi lại có thể
trở về màu cũ thì rất hiếm. Một số loài bò sát như tắc kè có khả năng
này; cá mực cũng có thể biến đổi màu cơ thể dị thường.
Châu chấu tắc kè là một trong số rất hiếm loài côn trùng có khả năng làm
thế. Chỉ những con châu chấu đực mới thay đổi màu sắc. “Kích thích tố”
duy nhất chúng ta biết là nhiệt độ.
Trên 10°C châu chấu tắc kè đực bắt đầu thay đổi, đến 25°C, cả cơ thể
chúng sẽ hoàn toàn có màu lam sặc sỡ. Ngay cả những phần rời khỏi cơ thể
con côn trùng rồi cũng thay đổi màu sắc như thường. Thậm chí khi chúng
bị cắt đứt khỏi phần còn lại của cơ thể. Do vậy sự thay đổi màu sắc này
hẳn không phải do não bộ chỉ huy hay do hocmôn kích thích. Nó là do lớp
da của con côn trùng này điều khiển.
Tờ
Newscientist dẫn giải một nghiên cứu về châu chấu công bố
năm 1975 về cơ chế thay đổi màu sắc của châu chấu tắc kè: Lớp tế bào da
chứa hai loại hạt nhỏ, một loại hạt nâu nhỏ khoảng 1 micromet và 1 loại
trong suốt nhỏ khoảng 0,17 micromet. Khi chúng trộn lẫn vào nhau thì
châu chấu có màu đen.
Để chuyển sang màu xanh lam, những con châu chấu dồn những hạt trong
suốt lên đỉnh các tế bào và các hột màu nâu xuống đáy các tế bào. Các
hạt trong suốt sẽ có ánh sáng hơi xanh nhưng cho phép các màu sắc khác
đi qua, do vậy châu chấu trông bề ngoài sẽ có màu xanh lam.
Trước đây, các nhà khoa học cho rằng mục đích của việc đổi màu là để
điều chỉnh thân nhiệt. Chuyển sang màu tối có nghĩa chúng sẽ hấp thụ sức
nóng mặt trời nhiều hơn và do đó có thể hoạt động lâu hơn vào ban đêm,
trong khi màu xanh lam sẽ phản quang nhiều hơn và giúp chúng di chuyển
dưới sức nóng ban ngày mà không bị đốt cháy.
Nữ chuyên gia nghiên cứu Kate Umbers thuộc Đại học Quốc gia Australia,
Canberra đã kết luận dựa trên những nghiên cứu xác thực: Màu xanh lam
hay đen không có tác dụng bình ổn thân nhiệt mà lại là do vấn đề tình
dục.
Bà Umbers khẳng định châu chấu đực trở nên hung hãn hơn khi chúng chuyển
sang màu lam. Với màu da lam, chúng chiến đấu dũng mãnh hơn, lăn xả vào
và cắn lẫn nhau.
Châu chấu cái là nguyên nhân của tranh chấp, bởi vì khi đó châu chấu cái
đang đẻ trứng nên chúng phải yên vị, vì vậy sẽ có vài con châu chấu đực
tụ tập vây quanh, do đó phải đổi màu để “chiến đấu”.
|
|
(Nguồn:
Theo Vietnamnet
)
|
|
|
|
|