Chiêm ngưỡng bảo tàng khủng long ở Trung Quốc
Trung Quốc tiến hành khai quật khủng long từ những năm 1960 và hơn 50 tấn hóa thạch đã được tìm thấy.

Đến Bảo tàng lịch sử tự nhiên của Trung Quốc thời gian này, bạn sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những bộ xương khủng long đầy đủ được dựng lên từ những mẩu xương hóa thạch đã tìm thấy. Trong đó, có những loài cũ như chúng ta đã biết, và có cả những loài còn khá mới mẻ.

"Guanlong thuộc họ tyrannosaur nhưng lại có phần mào khá lạ trên đỉnh đầu," Giáo sư Xu Xing cho biết. Guanlong, tiếng Trung Quốc có nghĩa là Rồng có mào năm màu, là một chi khủng long chân thú sống ở Trung Quốc vào thời Hậu kỷ Jura, khoảng 95 triệu năm trước.

Tarbosaurus là một chi của Theropoda thuộc họ Tyrannosauridae từng phát triển mạnh ở châu Á trong khoảng 70 đến 65 triệu năm trước, vào Hậu Phấn trắng. Hoá thạch được tìm thấy tại Mông Cổ và Trung Quốc.

Microraptor là một chi nhỏ khủng long bốn cánh dromaeosaurid, sống ở Kỷ Phấn Trắng. Khoảng hai chục mẫu hóa thạch được bảo tồn đã được phát hiện ở Liêu Ninh, Trung Quốc.

Meilong là loài khủng long rất nhỏ, con trưởng thành chỉ cao khoảng 40 cm. Chúng sống ở thời kỳ đầu của Kỷ Phấn trắng. Khác với những loài khủng long thông thường, Meilong có kiểu ngủ rất giống với loài chim hiện đại ngày nay.

Giáo sư Xu Xing cho hay: "Limusaurus không những là loài khủng long đầu tiên sống ở Kỷ Jura, mà còn là loài đầu tiên teo 2 chi trước." Limusaurus được tìm thấy ở phía Tây Trung Quốc.

Incisivosaurus được tìm thấy ở tỉnh Liêu Ninh. Chúng là loài ăn cỏ và có chiếc răng cửa giống hệt những con thỏ ngày nay.

Gigantoraptor có kích thước khổng lồ sống cách đây khoảng 70 triệu năm. Con trưởng thành dài khoảng 8 mét và nặng 2,2 tấn.

Beipiaosaurus sống ở thời kỳ đầu tiên của Kỷ Creta, cách đây 126 triệu năm. Một số lượng đáng kể các xương hóa thạch của loài này được tìm thấy bao gồm: các mảnh sọ, hàm dưới, cổ tử cung, bốn đốt sống lưng, một đốt sống đuôi, xương vai và một khung xương chậu hoàn chỉnh với các chân sau.



(Nguồn: Theo PLXH )