Chúng có những cách thức sống độc đáo để có thể tồn tại tại
Nam Cực - một trong những nơi có môi trường sống khắc nghiệt nhất trên
Trái đất, theo tạp chí National Geographic.
1. Cua “Hoff”
Cua “Hoff” bò đầy xung quanh các
miệng phun thủy nhiệt
Đầu tiên là loài cua “Hoff”
(“Hoff” crab) có lông rậm ở phần ngực được lấy theo tên của nam
diễn viên người Mỹ David Hasselhoff có bộ ngực trông khá hoàn hảo. Loài
cua này “nuôi” vi khuẩn trên bộ lông ngực rậm rạp, sau đó lấy
vi khuẩn làm thức ăn.
Điều kỳ lạ là chúng sống tràn ngập xung
quanh những miệng phun thủy nhiệt có độ sâu khoảng 2,5km dưới vùng biển
Nam cực - nơi có nhiệt độ rất nóng khó loài nào có thể tồn tại.
2. Cá băng
Cá băng
Vùng biển Nam cực còn là “ngôi nhà”
của cá băng (icefish) - loài cá có thể nhìn xuyên qua
cơ thể trong suốt, bên trong cơ thể chúng có chất glycoprotein chống
đông - thay vì có các tế bào máu như các loài cá bình thường - giúp
chúng sống được trong những dòng nước lạnh giá Nam cực.
3. Bọ đuôi bật Nam cực
Bọ đuôi bật Nam cực
Một loài động vật khác cũng có cách thức
sống độc đáo là loài bọ đuôi bật Nam cực (Megaphorura arctica).
Mặc dù chỉ có chiều dài cơ thể 1-2mm, nhưng bọ đuôi bật là động vật lớn
nhất sống trên cạn ở Nam cực (các loài như chim cánh cụt hay hải cẩu
không được coi là động vật sống trên cạn), tạp chí National Geographic
cho hay.
Hơn nữa, bọ đuôi bật nhỏ bé còn có thể
tồn tại bằng cách đông rắn và tự rã đông cơ thể một cách thường xuyên. “Bạn
đặt một con bọ đuôi bật trong tủ lạnh, nó sẽ cảm thấy thoải mái khi dạo
chơi ung dung trong đó”, ông Griffiths nói.
4. Nhện biển
Nhện biển Nam cực
Động vật trên cạn Nam cực thì nhỏ bé,
nhưng đối với động vật biển thì trái ngược hẳn - chúng rất to lớn. Chẳng
hạn như loài nhện biển (sea spider) thở bằng những “ống
khí” trong cơ thể, cho phép nhiều lượng oxy được hấp thụ vào, do
đó cơ thể chúng ngày càng phát triển to lớn theo thời gian.
Có thể làm phép so sánh như sau: một con
nhện biển ở châu Âu có kích thước chỉ bằng một móng tay nhỏ, nhưng một
con nhện biển ở Nam cực có kích thước to bằng một cái đĩa ăn. “Nhện
biển sống phổ biến và có nhiều loài ở Nam cực hơn bất cứ nơi nào trên
Trái đất”, ông Griffiths nhận định.
5. Bọt biển thủy tinh
Bọt biển thủy tinh Nam cực
Loài bọt biển thủy tinh (glass
sponges) có cấu tạo cơ thể cứng do bộ xương của chúng được tạo
nên từ hợp chất silic điôxít (còn lại silica) có độ cứng cao. Loài bọt
biển này sống phổ biến và “thống trị” dưới vùng biển Nam cực,
cung cấp môi trường sống cho hằng trăm loài động vật khác.
Trên cơ thể của bọt biển thủy tinh có
các bộ phận như kim, có thể đâm và “mắc kẹt” trong da, vì thế
ông Griffiths cần lưu ý điều này khi con người muốn đụng đến chúng. |