Một con cá mập sa lưới ngư dân năm 2010. Chu vi hàm cá mập này tương đương v ới vết cắn để lại trên người các nạn nhân. Ảnh: Minh Thảo.
Theo Tiến sĩ Võ Sĩ Tuấn, Viện Hải dương học Nha Trang,
vịnh Quy Nhơn, thành phố Quy Nhơn, Bình Định là vùng đa dạng loài của
liên bộ cá nhám (11 loài), cá mập trắng lớn và cá mập sọc trắng. Riêng
cá mập sọc trắng, thời gian qua vào gần bờ vịnh Quy Nhơn được ghi nhận
có cấu trúc quần thể nhiều kích thước khác nhau và cả cá đang mang thai.
Một số quốc gia như Mỹ, Nam Phi, Thái Lan, Philippines
đã thu nhiều nguồn lợi từ việc sử dụng cá nhám, cá mập làm đối tượng
phục vụ phát triển các dịch vụ du lịch mạo hiểm và sinh thái. Các hoạt
động chủ yếu như thiết lập bảo tàng về cá mập, du lịch bơi lặn xem cá
mập, câu cá giải trí.
Tuy nhiên, từ năm 2009-2010, tại vùng biển Quy Nhơn đã
xảy ra khoảng 10 vụ cá mập vào gần bờ tấn công người tắm biển. Tỉnh
Bình Định đã đưa ra đề tài nghiên cứu vấn đề này do Viện Hải dương học
Nha Trang thực hiện.
Theo lý giải của nhóm thực hiện đề tài, hiện tượng cá
dữ tấn công người ở vùng biển Quy Nhơn do kết hợp từ nhiều yếu tố như
vịnh Quy Nhơn có luồng biển nước sâu; việc phát triển nhiều các loại chà
cá, chà tôm hùm, lồng lưới (bóng Thái), rạn nhân tạo… sát bãi tắm đã
tạo điều kiện về môi trường, con mồi cho cá mập vào gần bờ sinh sống.
Khoảng thời gian cá mập liên tục tấn công người trùng
khớp với thời gian xảy ra hiện tượng El Nino. Có thể thời tiết đã làm
thay đổi tập tính của cá mập, làm cho chúng trở nên hung dữ hơn.
Nhóm nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp tăng
khả năng phòng ngừa hiện tượng cá mập tấn công người tắm biển trong thời
gian trước mắt, trong đó chú trọng giải pháp truyền thông nâng cao nhận
thức cộng đồng; giảm số chà cá, chà tôm, lưới lồng… quá gần bờ nhằm
giảm thiểu khả năng cá mập tấn công người tắm biển. |