Tại sao một số loài thực vật lại có thể phát quang?
Trong thế giới tự nhiên bao la và phong phú có rất nhiều những câu đố rất khó hiểu mà khi giải thích rồi trở thành một cách lý giải rất kì thú. Ngoài hiện tượng Mặt Trời, Mặt Trăng, sao, ánh điện, vật chất cháy có thể phát quang ra, mọi người thường bàn luận về hiện tượng phát quang mà không phải ai cũng có thể giải thích được. Đó là hiện tượng thân cây phát quang, sinh vật dưới biển phát quang, côn trùng phát quang, loài cá phát quang... Những hiện tượng này đều thu hút sự chú ý của mọi người.



Nói chung, những thực vật có thể phát quang mạnh chủ yếu là một số thực vật bậc thấp, thuộc họ vi khuẩn như vi khuẩn nhỏ, nấm; thực vật thuộc họ tảo như các loại tảo biển. Các loại vật chất như chất diệp lục có trong tế bào màu xanh thì độ phát quang cần phải được đo bằng hệ thống máy móc mới kiểm nghiệm được, mắt thường của chúng ta không thể thấy được độ phát quang của chúng. Bình thường, chúng ta có thể bắt gặp hiện tượng những cây gỗ hay đoạn gỗ bị mục trong đêm tối lại phát ra những tia sáng yếu ớt màu trắng xanh. Hiện tượng phát quang này thường gặp nhất ở mùa mưa, ẩm thấp. Mùa khô chúng ta ít gặp hiện tượng này.


Ở những thôn làng của thành phố Đơn Dương, Giang Tô, Trung Quốc, vào ban đêm, rất nhiều người đã nhìn thấy hiện tượng như cây liễu ở ven ruộng nước phát ra ánh sáng xanh lấp lánh. Lúc đầu nhiều người cảm thấy kì lạ, thần bí, không thể giải thích được. Sau này, các nhà khoa học nghiên cứu và kết luận rằng: Những thân cây chết đã bị một loại nấm làm cho thân gỗ mục nát kí sinh trên môi trường sống giả. Lông tơ của loài nấm này xâm nhập lên toàn bộ thớ gỗ của thân cây và bài tiết ra một số enzime có thể phân giải gỗ. Những enzime này có thể chuyển hoá những chất xơ trong thân cây thành nấm, loài nấm này có thể hấp thụ những chất dinh dưỡng của những tiểu phân tử như đường, phênon, tế bào, nấm kí sinh trên môi trường sống giả sau khi hấp thụ được những "thức ăn" này chúng sẽ sinh trưởng và phát triển đồng thời tích luỹ những chất có thể phát quang. Những vật chất này dưới tác dụng của các enzime phát quang sẽ tiến hành ôxy hoá sinh vật, chuyển hoá những chất hoá học thành quang năng. Do vậy, chúng ta có thể nhìn thấy loài thực vật này phát quang.

Những thuyền viên hay chiến sĩ hải quân có thời gian công tác dài ngày trên biên, vào những đêm trăng thanh gió mát thường nhìn thấy những ánh sánh lấp lánh màu xanh hoặc màu trắng sữa trên mặt biển, mọi người thường gọi đây là hiện tượng "ngư hoả". Đây không phải là hiện tượng vật lý thông thường của những ngọn núi lửa dưới đáy biển mà là do sự tập trung của một lượng lớn những loài tảo biển, nấm và những sinh vật phù du khác trên mặt biển tạo thành những sinh vật phát quang tương đối lớn.

Ánh sáng của sinh vật phát quang là một loại tia sáng lạnh có tần số cao, tỷ lệ thay đổi quang năng của chúng trên 90%. Thành phần phổ sóng của loài sinh vật phát quang này rất nhẹ, phù hợp với mắt thường. Các kiến trúc sư bằng việc nghiên cứu và mô phỏng loài sinh vật phát quang này đã sáng chế ra các loại bóng đèn trang trí nội thất rất đẹp.

(Nguồn: Theo sách 10 vạn câu hỏi vì sao )