Ngành CNQP của Nhật Bản bị tin tặc tấn công
Một số bí mật nhạy cảm nhất của ngành công nghiệp quốc phòng của Nhật Bản đã bị tin tặc tấn công và có thể đã lấy cắp.

Xưởng đóng tàu của Mitsubishi tại Kobe đã bị đột nhập. Nơi đây chế tạo tàu ngầm cho Nhật Bản.

Nhóm tin tặc đã tổ chức tấn công có chủ định và kiểm soát 80 máy tính của công ty Mitsubishi Heavy Industry – nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Nhật Bản. 

Mitsubishi sản xuất các linh kiện cho tàu ngầm, tên lửa và nhà máy điện nguyên tử của Nhật Bản và nhiều quốc gia khác.


Theo thông báo từ công ty này, tin tặc có thể đã ăn cắp một số thông tin trong cuộc tấn công mạng đầu tiên mà ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản phải đối mặt này.


“Chúng tôi đã phát hiện ra một số thông tin hệ thống như địa chỉ IP đã bị lộ. Chúng tôi không thể phủ nhận khả năng là một số thông tin nhạy cảm đã bị đánh cắp, nhưng hiện tại thì các dữ liệu quan trọng về các sản phẩm và cong nghệ của chúng tôi vẫn đang an toàn”, người phát ngôn của Mitsubishi cho biết khi nói về vụ tấn công mạng diễn ra vào ngày 11/8.


Một trong những địa điểm bị tấn công là Xưởng đóng tàu Kobe – nơi đang chế tạo tàu ngầm và thiết bị cho nhà máy điện nguyên tử. Nhà máy Nagoya chế tạo tên lửa hành trình và động cơ tên lửa cũng đã bị đột nhập.


Theo ông Yomiuri, ít nhất 8 hệ thống máy tính khác nhau tại văn phòng và nhà máy của Mitsubishi đã bị nhiễm Trojan.


Mitsubishi cộng tác với nhiều tập đoàn chế tạo vũ khí nổi tiếng trên thế giới.

Các tin tặc thường dùng Trojan để thực hiện tấn công “Spear Phishing”: máy vi tính của người bị hại sẽ nhận được các thư điện tử từ các đồng nghiệp quen thuộc nhưng có chữa mã độc bên trong.

Mitsubishi là nhà thầu quốc phòng lớn nhất của Nhật Bản. Công ty này đã thắng 215 gói thầu với trị giá lên tới 3.4 tỷ USD từ bộ quốc phòng Nhật Bản trong tài khóa 2010 – chiếm khoảng 25% tổng chi ngân sách của bộ quốc phòng Nhật Bản.


Mitsubishi chế tạo linh kện cho tên lửa đất đối không Patriot, tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow. Ngoài ra, công ty này cũng phối hợp chặt chẽ với Boeing để chế tạo cánh cho máy bay dân dụng 787 Dreamliner.


“Đây là vụ tấn công mạng đầu tiên mà Nhật Bản đã phát hiện ra. Nó xảy ra giống như những gì mà các công ty quốc phòng lớn của Mỹ phải đối mặt”, Andrew Davies – nhà phân tích chiến tranh mạng của Học viện chiến lược chính trị Australia cho biết.
(Nguồn: Theo Đất Việt )