'Sát thủ UAV' tương lai của Nga
Bên cạnh Pantsir S1, Tor M1/M2E (>> chi tiết), Nga còn phát triển một số tổ hợp phòng không thế hệ mới chuyên đánh tầm thấp, tiêu diệt cùng lúc nhiều mục tiêu, nhất là UAV.

 Vityaz – tiêu diệt UAV ở khoảng cách 90 km

Một tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung thế hệ mới đang được Almaz-Antey phát triển từ năm 2007 đó là Vityaz. Tổ hợp này sẽ có bài kiểm tra nhà nước vào năm 2013.

Theo thiết kế, Vityaz sẽ trang bị radar mạng pha, có khả năng theo dõi 40 mục tiêu cùng và dẫn bắn tên lửa tiêu diệt đồng thời 8 mục tiêu. Vẫn chưa rõ loại đạn tên lửa phát triển cho Vityaz.

Mô hình xe mang bệ giá phóng tên lửa tổ hợp Vityaz.

Nếu Vityaz sử dụng đạn tên lửa phòng không 9M96E phóng thẳng đứng được phát triển bởi Cục thiết kế Torch mang tên P.D Grushin, thuộc ngành công nghiệp không gian Nga thì có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách từ 40-90 km và mang 12 quả tên lửa trên một tổ hợp.

Sosna, hậu duệ của Strela-10

Một phương tiện khác có thể trở thành sát thủ của UAV đó là hệ thống Sosna, được phát triển bởi Cục Thiết kế Cơ khí chính xác Tochmash mang tên A.E Nudelman.

Thực tế, Sosna là biến thể hiện đại hóa sâu rộng từ hệ thống phòng không Strela-10. Việc tổ chức hiện đại hóa Strela-10 diễn ra hai giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất là biến thể Strela-10M4 được trưng bày ở MAKS-2005. Các chuyên gia nhận định đây là “sửa chữa lớn” Strela-10M3, đảm bảo khả năng tác chiến của hệ thống trong cả ngày và đêm cũng như những ứng dụng trong điều kiện tầm nhìn thấp. Các tính năng còn lại không có gì thay đổi. 

- Trong giai đoạn hiện đại hóa thứ hai một số tính năng được nâng lên. Trong đó, có việc tăng tầm bắn từ 3-5 km lên từ 8-10 km và trần bắn lên đến 5 km, nâng số lượng tên lửa phòng không từ 4 lên 12 quả tên lửa 9M337 Sosna-R cho một xe chiến đấu, đảm bảo khả năng tiêu diệt mục tiêu trên không, trong đó có cả UAV, tăng hiệu quả chiến đấu thông qua sự tự động hóa cao.

Để tăng khả năng thương mại, tổ hợp mới này được đặt tên là Sosna.

Tổ hợp phòng không tầm thấp Sosna.

Trong tổ hợp phòng không Sosna các tên lửa được đặt trên các bệ phóng, việc phát hiện, giám sát các mục tiêu, việc dẫn hướng các tên lửa đều được thực hiện bằng hệ thống quang điện tử thống nhất.

Sosna có 12 tên lửa tốc độ cao Sosna-R. Hệ thống điều khiển vũ khí có thể hoạt động cả ngày và đêm trong mọi điều kiện thời tiết. Việc dẫn hướng tên lửa là sự kết hợp giữa sóng radio và laser. Trong giai đoạn phóng dùng sóng radio và khi dẫn hướng dùng tia laser.

Sosna có thể phá hủy mục tiêu ở khoảng cách đến 10 km và độ cao đến 15 km. Sosna có thể nhắm bắn mục tiêu ở cả trạng thái tĩnh cũng như trong di chuyển.

Tổ hợp phòng không Morpheus

Trong năm 2010, Tập đoàn Almaz-Antey tiết lộ, họ đang phát triển một tổ hợp phòng không tầm thấp mới có tên Morpheus.

Theo kế hoạch, Morpheus được đưa vào phục vụ vào năm 2015. Trong tổ hợp mới chỉ có vũ khí là tên lửa, có thể được bố trí trên khung gầm xe được sản xuất bởi nhà máy Bryansk, các tên lửa sẽ được phóng thẳng đứng và trang bị radar đa chức năng.

Hình họa tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Morpheus.

Vũ khí tương lai của tổ hợp là những tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 10km, radar sẽ được trang bị dạng đa mục đích tiềm năng.

Theo các nhà phân tích quân sự, tổ hợp Morpheus sẽ có chức năng gần như hệ thống phòng không Iron Dome của Israel, nhằm đối phó với vũ khí từ trên không như đạn pháo, súng cối, tên lửa và các phương tiện bay trên không.

Với những mục tiêu như vậy, đòi hỏi sự phản ứng phải cực kỳ nhanh chóng và như vậy tổ hợp Morpheus sẽ có hiệu quả không hề thấp khi thực thi nhiệm vụ bắn hạ các UAV.

(Nguồn: đất việt )