Phát hiện gần 3.000 tượng Phật cổ
Các nhà khảo cổ học Trung Quốc vừa khai quật được gần 3.000 tượng Phật cổ có niên đại 1.500 tuổi tại Hàm Đan (Hà Bắc, Trung Quốc).

Gần 3.000 bức tượng Phật cổ đã được tìm thấy tại Trung Quốc (Ảnh: National Geographic)

Cụm tượng phật cổ này được xác định là tồn tại trong thời Đông Ngụy (cai trị miền bắc Trung Quốc từ 534 đến 550). Những bức tượng này khá phổ biến tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ V.

Các nhà khảo cổ cho rằng những bức tượng này có thể được thu thập và bị chôn vùi sau sự sụp đổ của triều đại Đông Ngụy. Bởi Hoàng đế sau đó đã thực thi chính sách “thanh lọc Phật giáo”.

Katherine Tsiang, giám đốc Trung tâm Nghệ thuật Đông Á tại trường một Đại học của Chicago trao đổi với National Geographic Daily rằng: “Đây có thể là tàn tích mà những bức tượng có thể bị hỏng trước đó. Chúng được thu thập từ các ngôi chùa và chôn trong cùng một hố”.

Những bức tượng Phật cao từ 8 inch đến vài mét, được chôn theo một trật tự nhất định, và có thể do các Phật tử thực hiện trong khi nguy cấp. Hầu hết, tượng Phật được làm bằng cẩm thạch trắng và đá vôi, trong đó những bức tượng Bồ - tát hay những vị thần khai sáng được thiết kế công phu và chi phí cao.

“Trước đó, hơn 2.000 hiện vật cổ cũng đã được tìm thấy tại một ngôi chùa tại tỉnh Hà Bắc vào năm 1959, nhưng phát hiện lần này lớn hơn rất nhiều so với trước đây”  Tsiang cho biết.

Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ khoảng 500 năm trước công nguyên và được truyền bá vào Trung Quốc trong thời kỳ nhà Hán (cách đây nhiều ngàn năm trước).

(Nguồn: Báo Đất Việt )